Hải quân Hoàng gia: “Gìn giữ Di sản, Mở lối Tương Lai"
Dự án tái định hình thương hiệu của Hải quân Hoàng gia là một bài toán đòi hỏi sự nhạy bén trong tư duy thiết kế. Đội ngũ sáng tạo đã chọn cách tái sử dụng các yếu tố quen thuộc nhưng đặt chúng vào bối cảnh mới: màu vàng từ thiết bị cứu sinh, màu đỏ từ cờ nổi tiếng, và hình ảnh radar làm nền cho các tiêu đề nổi bật. Có thể nói, đây là một ý tưởng đổi mới rất thông minh của hệ thống nhận diện thương hiệu trong việc liên kết yếu tố trên với nhau, qua đó, giúp “Hải quân Hoàng gia” hiện diện một cách mạnh mẽ hơn.
Với di sản kéo dài từ năm 1546, việc tái định hình thương hiệu cho một tổ chức như vậy là một thách thức lớn, đòi hỏi sự cân bằng giữa tôn vinh quá khứ và hướng tới tương lai. Qua lăng kính graphic design, câu chuyện này cho thấy tinh thần dám nghĩ, biết làm giúp cho việc LEVEL UP ý tưởng này càng trở nên độc đáo hơn.
Sự linh hoạt là một điểm nhấn quan trọng. Trong kỷ nguyên số, thương hiệu phải hoạt động hiệu quả trên website, ứng dụng, mạng xã hội và video – những kênh không tồn tại khi thương hiệu cũ ra mắt năm 2004. Việc này yêu cầu một hệ thống thiết kế có khả năng thích nghi cao, đồng thời đảm bảo tính dễ tiếp cận – một giá trị mà Hải quân rất chú trọng. Thiết kế phải “đậm chất ấn tượng và thu hút”, điều này cho thấy sự cân bằng giữa chức năng và sức hút thị giác, một nguyên tắc cốt lõi của thiết kế đồ họa hiện đại.
Đội ngũ của Stephenson đã khéo léo tránh việc sao chép các phong cách thiết kế quá hào nhoáng thường thấy trong các tổ chức quân sự, thay vào đó chọn sự đơn giản và ý nghĩa. Ví dụ, bảng màu không chỉ đẹp mắt mà còn gắn liền với chức năng thực tế của Hải quân, tạo cảm giác chân thực và gần gũi.
Thương hiệu mới của Hải quân Hoàng gia là kết quả của việc ứng dụng tư duy thiết kế. Nó vừa gìn giữ 479 năm lịch sử, vừa mở ra tương lai với hình ảnh gần gũi và đầy sức sống. Câu chuyện này không chỉ là về thiết kế đồ họa, mà là về cách một thương hiệu có thể định hình tầm nhìn của một tổ chức, từ đại dương xưa đến những chân trời mới.
Nguồn: Internet